Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Tìm thấy loài khủng long "lạ" tư thế ngủ giống loài chim hiện đại

Một giống khủng long giống chim được cho là sống khoảng 70 triệu năm trước đã được tìm thấy.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch của loài “kỳ lạ” này ở một vùng có tên Nemegt nằm trên Sa mạc Gobi, miền nam Mông Cổ, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos One. Vùng này nổi tiếng với các nhà cổ sinh vật học vì chứa nhiều di cốt khủng long.


Hình họa khủng long Jaculinykus yaruui trong tư thế đang ngủ mà người ta cho rằng nó mất lúc đang ngủ.

Khủng long mới phát hiện này được đặt tên là Jaculinykus yaruui, được tìm thấy trong tư thế đang ngủ được cho là giống chim hiện đại – một khám phá hiếm trong giới cổ sinh vật học.

Di cốt Jaculinykus yaruui gồm một bộ xương gần hoàn chỉnh và đươc bảo quản tốt “khác thường” mà theo các tác giả của nghiên cứu này trên tạp chí Plos One thấy nó đại diện cho một giống khủng long có chân thằn lằn nhỏ có tên alvarezsaurid (khủng long chân dài).

Giống khủng long này chủ yếu được biết đến ở Lòng chảo Nemegt của Sa mạc Gobi, nơi Jaculinykus yaruui được tìm thấy – dù đã được ghi nhận ở một vài nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Canada, Argentina, Uzbekistan, Trung Quốc.

Chúng có nhiều đặc điểm giống chim và một vài đặc điểm “có một không hai”, Kohta Kubo, tác giả nghiên cứu cùng Nhóm Nghiên Cứu Cổ sinh vật học tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản cho hay. Những hóa thạch của chúng có niên đại cả ở cuối Kỷ Jura (khoảng 163 đến 145 triệu năm trước) và kỷ Phấn Trắng (khoảng 145 đến 66 triệu năm trước).

Jaculinykus yaruui là một con khủng long cỡ nhỏ dài khoảng 0.91 m và nặng chưa đến 30 kg. Nó có hộp sọ giống chim, hạng nhẹ và đôi hốc mắt to, hai chi trước cực ngắn với hai ngón cùng hai cẳng chân rất dài cân xứng so với phần còn lại của cơ thể, cho thấy chúng có khả năng chạy rất nhanh.

Phần đầu tiên trong cái tên khoa học của khủng long này, “Jaculinykus,” gồm một sự ám chỉ đến một con rồng hoặc mãng xà nhỏ trong thần thoại Hy Lạp (“Jaculus”) và chữ Latin “onykus,” nghĩa là móng vuốt. Phần thứ hai của cái tên, “yaruui,” bắt nguồn từ từ “yaruu” tiếng Mông Cổ nghĩa là mau lẹ hoặc nhanh chóng.


A - Hình di cốt hóa thạch của khủng long Jaculinykus yaruui tại nơi nó được tìm thấy. B - Hình vẽ minh họa di cốt. C - Hình phục dựng cơ thể của Jaculinykus yaruui.

CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét