Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Phát hiện loài khủng long nặng hơn 10.000 tấn là loài bò sát to lớn nhất

Nếu con người đã từng sống 200 triệu năm trước thì họ sẽ lấy làm ngạc nhiên về loài khủng long lớn nhất vào thời của nó. Tên của nó có nghĩa là “thằn lằn sấm khổng lồ lúc rạng đông.”


Hóa thạch của một một giống khủng long mới vừa được phát hiện mới đây ở Nam Phi đã cho thấy có quan hệ họ hàng với loài khủng long brontosaurus (khủng long khổng lồ ăn thực vật) nặng 11793,4016kg, kích thước lớn khoảng gấp đôi một con voi Châu Phi.

Các nhà nghiên cứu đặt cho nó cái tên Ledumahadi mafube, theo tiếng Sesotho bản ngữ của người Châu Phi có nghĩa là “tiếng sét khổng lồ lúc rạng đông.” Sesotho cũng là ngôn ngữ bản địa ở nơi di cốt của loài khủng long này được phát hiện.

“Cái tên đó phản ánh kích thước vô cùng lớn của loài vật này cũng như thực tế rằng loài này có vẻ như là thủy tổ của giống khủng long chân thằn lằn,” Jonah Choiniere, tác giả và giáo sư hóa thạch học của Trường Đại Học Witwatersrand ở thành phố Johannesburg, Nam Phi cho hay. “Nó vinh dự là di sản cả hiện tại và cổ xưa của Châu Phi.”

Ngoài kích thước đồ sộ, những thông tin chi tiết khác về sự tiến hóa của loài này khiến nó trở nên hoàn toàn trở nên vô song, theo một nghiên cứu mới được công bố tên tạp chí Current Biology ngôm Thứ Năm.

“Ngay cả ở thời điểm 200 triệu năm trước, những loài vật này đã trở thành những loài có xương sống lớn nhất từng đi lại trên Trái Đất,” Choiniere nói.

Tìm thấy một con khủng long mới

Năm 2012, học trò của Choiniere, Blair McPhee, phát hiện ra những khúc xương hóa thạch của một loài khủng long lạ 

“Blair nói với tôi ông ấy nghĩ nó quan trọng đến thế nào và thậm chí chỉ cho tôi thấy một vẫn đang phát lộ ra ngoài những tảng đá trên cánh đồng,” Choiniere nói.

Qua nhiều năm khai quật, đội khảo cổ đã tìm được hóa thạch của một con khủng long trưởng thành, chắc khi chết nó khoảng 14 năm tuổi.

Ledumahadi có quan hệ họ hàng thân thiết với loài khủng long chân thằn lằn, cũng giống loài brontosaurus nó ăn thực vật và đi lại bằng tứ chi. Tuy nhiên, hóa thạch lại chỉ ra rằng nó tiến hóa sớm hơn và độc lập với loài khủng long chân thằn lằn.

Hình ảnh cho thấy một số thành phần hóa thạch còn được duy trì của loài khủng long mới được phát hiện.
Khủng long chân thằn thằn (Sauropods) có dáng bộ và các chi to lớn như chiếc cột và rất rống loài voi. Tuy nhiên, chúng tiến hóa từ các loài tổ tiên chủ yêu đi lại bằng hai chân. Khi thích nghi với việc đi lại bằng tứ chi cho phép khủng long chân thằn lằn có thể phát triển to lớn hơn và chống chịu được quá trình tiêu hóa cần thiết cho chế độ ăn thực vật của chúng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Ledumahadi là một loài khủng long quá độ, tự tiến hóa trong quãng thời gian đầu Kỷ Jura. Các chi trước của loài khủng long này được ‘thu lại’ hơn trong khi trở nên rất to lớn để chống đỡ có thể khổng lồ của nó.

“Điều đầu tiên khiến tôi chú ý về loài vật này ;à sự cường tráng đáng kinh ngạc của các xương chân,” chỉ huy nghiên cứu, McPhee cho hay. “Tuy có kích thước bằng loài khủng long chân thằn lằn khổng lồ nhưng khác với các cẳng tay và cẳng chân của những loài vật này đặc biệt mảnh khảnh, các chi của Ledumahadi lại to lớn đáng kinh ngạc.”

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu loài khủng long đi lại bằng hai chân hay bốn chân vì thế nhọ đã phát triển một phương pháp mới để thử nghiệm. Họ sưu tầm dữ liệu về các loài khủng long, các loài động vật và các loài bò sát di chuyển bằng hai chân hoặc bốn chân, trong đó có các kích thước và độ lớn của chân. Sau khi so sánh các dữ liệu từ hóa thạch này với tập hợp dữ liệu cho phép họ xác định được dáng bộ của loài Ledumahadi.

Phương pháp này ngoài giúp họ xác định được rằng loài Ledumahadi di chuyển bằng bốn chi còn cho thấy rằng những loài khủng long ban đầu giống nhau khác cũng di chuyển bằng bốn chi. 

“Sự tiến hóa của khủng long chân thằn lằn không phức tạo như chúng ta từng nghĩ,” Choiniere nói. “Có vẻ như rằng các loài sauropodomorph – khủng long cổ dài ăn thực vật tiến hóa thành tư thế đứng bằng bốn chi ít nhất hai lần trước khi chúng có thể di chuyển thẳng đứng bằng hai chân, điều chắc chắn giúp chúng tiến hóa rất thành công về giác quan.”

Nơi sống là chìa khóa

Loài khủng long mới được phát hiện có quan hệ họ hàng gần gũi với những khủng long khổng lồ sống cùng thời kỳ ở Argentina, điều này ủng hộ ý kiến rằng tất cả các lục địa vẫn tập hợp lại thành Pangea, một siêu lục địa được tạo bởi phần lớn đại lục của thế giới trong đầu Kỷ Jura.

“Nó cho thấy vào thời kỳ đó các loài khủng long có thể di chuyển từ Johannesburg tới Buenos Aires một cách rất dễ dàng,” Choiniere nói.

Sau khi di chuyển trên đất liền 200 triệu năm trước, Ledumahadi đã sống ở tỉnh Free State của đất nước Nam Phi nhưng lúc nó nơi này trông rất khác. Thay vì là một vùng đồi núi như bây giờ, thời đó nó bằng phẳng và bán khô cằn với những dòng suối nông rất dễ cạn.

Và Ledumahadi chỉ là một trong số nhiều giống khủng long sống trong vùng đó.

“Có một hệ sinh thái khủng long phát triển tại đây ở Nam Phi, ở phần cuối cùng của thế giới, nơi có những loài vật khổng lồ nặng tới 12 tấn như loài Ledumahadi, những loài ăn thịt như loài Megapnosaurus, một số loài rùa cổ sinh nhất và rất nhiều loài khác,” Choinere nói.

Ông và đội của mình tiếp tục tìm kiếm các hóa thạch ở Nam Phi từ Kỷ Triassic tới Kỷ Jura.

Ledumahadi cũng thêm vào danh sách những phát hiện đáng chú ý đã được thực hiện tại Nam Phi.

“Đất nước chúng tôi không chỉ nắm giữ biệt danh Cái Nôi Của Nhân Loại mà chúng tôi còn có những hóa thạch giúp hiểu được sự tiến hóa của những loài khủng long khổng lồ,” Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ Nam Phi, Mmamoloko Kubayi-Ngubane bày tỏ. “Đây sẽ là một ví dụ khác nữa cho thấy Châu Phi đang làm việc đúng đắn và đang tạo ra những phát minh khoa học quan trọng của quốc tế dựa trên thuận lợi về địa lý như đã làm với các lĩnh vực thiên văn học, hải quân và nghiên cứu địa cực, kiến thức bản địa và đa dạng sinh học.”

__________________________

Tác giả:
Ashley Strickland
Phóng viên kênh CNN
CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét