Khủng long bước đi trên trái đất với một hành trình khó tưởng 165 triệu năm trước. Chúng lần đầu xuất hiện tại Kỷ Triat, trước khi tiến hóa thành nhiều dạng khác nhau để rồi thống trị hành tinh này và trở thành loài động vật trên cạn to lớn nhất từng tồn tại.
Tuy nhiên, 65 triệu năm trước, triều đại của khủng long đã kết thúc một cách đột ngột. Một thảm họa xảy ra kỳ lạ đến nỗi làm thay đổi hình dạng hành tinh của chúng ta mãi mãi. Bằng chứng chỉ ra rằng có một thiên thể khổng lồ đã va chạm mạnh với Trái Đất, để lại một hố nứt rộng tới gần 200km. Sự va chạm mạnh đến vậy đã làm bắn bụi và các mảnh vỡ lên bầu khí quyển, khiến hành tinh của chúng ta chìm trong bóng tối suốt nhiều tháng và có thể đã gây ra những thảm họa khác như “mưa siêu acid,” bão lửa trên toàn địa cầu và “những trận đại hồng thủy.”
Tất cả những loài khủng long đang sinh sống 65 triệu năm trước trở nên tuyệt chủng. Tuy vậy, một nhóm quan trọng, sống trong hang – nhóm khủng long chân thú – đã tìm được cách để tiếp tục tồn tại.
Hóa thạch làm thay đổi tất cả
Năm 1861, một nhà cổ sinh vật học có tên Christian Erich Hermann von Meyer, viết lại phát hiện của ông về một mẫu hóa thạch bán nguyên lông vũ tại một mỏ đá vôi gần vùng Solnhofen, nước Đức.
Ngay sau phát hiện của von Meyer, một mẫu hóa thạch động vật gần như còn nguyên vẹn của loài này cũng được tìm thấy – hóa thạch của Loài Chim Thủy Tổ. Đó là một trong những phát kiến hóa thạch quan trọng nhất từng diễn ra.
Trong cuộc kiểm tra đầu tiên, có vẻ như nó giống các hóa thạch khác của những loài khủng long chân thú cùng thời. Tuy nhiên, những dấu vết hóa thạch lông vũ thực tế rõ ràng đã được tìm thấy ở khắp cơ thể của nó là những gì khiến cho Loài Chim Thủy Tổ trở nên thật đặc biệt. Cho đến giờ, người ta vẫn chưa tìm thấy những hình thái trung gian nào khác giữa các loài động vật đang còn tồn tại với tổ tiên của chúng. Điều này ủng hộ cho thuyết tiến hóa gây tranh cãi của Charles Darwin và người ta sớm tuyên bố là có một mắt xích tiến hóa giữa loài khủng long và loài chim.
Và, bạn có thể hiểu rõ vì sao đã từng có một loài động vật, được biết đến đã sống cách đây 147 triệu năm trước, trông nửa giống khủng long, nửa giống chim.
Nửa khủng long, nửa chim
Ban đầu là Loài Chim Thủy Tổ và vẫn là một trong những hóa thạch tốt nhất cho thấy có chuyển tiếp được tìm thấy. Hình ảnh cho thấy rõ có những đặc điểm của loài chim hiện tại và của khủng long chân thú. Hãy nhìn gần hơn nữa vào một vài trong số những đặc điểm này.
- Đuôi
Giống khủng long
Ở nhiều loài khủng long đều có cái đuôi dài, nhiều xương tiện lợi để giữ thăng bằng và ổn định.
Giống chim
Mẫu vật này cũng cho thấy rõ những dấu vết của lông vũ ở đuôi, giúp cho Loài Chim Thủy Tổ có thể bay hoặc lượn trên không trung.
- Sọ
Giống khủng long
Hàm răng cưa trong chiếc mỏ nhọn để giết chết và xé thịt (đã bị mất đi ở các loài chim hiện đại).
Giống chim
Những hình ảnh chụp cắt lớp (scan) cho thấy chúng có một bộ não giống chim giúp biết bay, giữ thăng bằng và nhìn rõ mọi vật.
- Móng
Giống khủng long
Loài Chim Thủy Tổ có 3 ngón ở cuối mỗi bàn chân giống ở nhiều loài khủng long chân thú nhỏ chuyên ăn thịt như loài Velociraptor (Khủng long săn mồi siêu tốc).
- Bàn chân
Giống chim
Bàn chân của Loài Chim Thủy Tổ có một ngón chân ngược hoặc ít nhất là bán ngược ở bên trên (còn gọi là cựa). Người ta cho rằng để nó có thể bám chặt vào các cành cây và thậm trí có thể sống một phần trên cây.
- Cẳng
Giống khủng long
Loài Chim Thủy Tổ có cẳng chân dài và cẳng tay cùng bàn tay rất dài, giống với những đặc điểm của nhiều loài khủng long ăn chân thú thịt như loài Velociraptor. Đôi cẳng chân dài cho phép nó có thể chạy nhanh hoặc bắt con mồi hay thậm chí bay lên được.
- Bộ xương
Giống khủng long
Bộ xương xương của Chim Thủy Tổ có nhiều đặc điểm chung với bộ xương của khủng long như kết cấu khung xương nhẹ và một xương hình bán nguyệt ở phần cổ tay.
Giống chim
Tuy nhiên, nó cũng cho thấy có một vài đặc điểm sơ đẳng của một loài chim hiện đại như có một chạc xương đòn.
- Lông vũ
Giống chim
Những dấu vết hóa thạch còn rõ nét cho thấy những chiếc lông vũ nhỏ bao phủ đôi cánh của Chim Thủy Tổ. Một cánh không đối xứng (phần một chiếc lông vũ phẳng dẹt, giống hình mạng nhện) được cho là rất giống loài chim hiện đại, bằng chứng này cho thấy Chim Thủy Tổ có lẽ biết bay và hoàn toàn không biết lượn.
Từ khủng long tới loài chim hiện đại
Suốt một thời gian dài, Chim Thủy Tổ không tiến hóa – chỉ biết đến là loài vật nửa giống khủng long, nửa giống chim. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, một số lượng rất lớn các hóa thạch mới đã được phát hiện. Một số trông giống khủng long có lông vũ hơn là những loài động vật biết bay. Số khác trông giống chim hơn nhưng với những đặc tính kỳ lạ. Chẳng hạn như loài Microraptor (Khủng long săn mồi nhỏ) có tới 4 cánh.
Những hóa thạch này khiến cho các chuyên gia có niềm tin rất lớn rằng một số loài khủng long vẫn chưa tuyệt chủng. Thay vì là một nhóm nhỏ cá biệt, những con khủng long hai chân, nhanh nhẹn đã tiến hóa thành chim. Nhưng, một nhóm các loài khủng long yêu mặt đất đã có thể bay lên và trở nên giống những loài chim mà ta thấy ngày nay như thế nào?
Lông vũ
Chúng ta không biết chính xác được vì sao lông vũ xuất hiện nhưng người ta cho rằng chúng được tiến hóa từ những chiếc vảy của da loài bò sát khủng long chân thú. Có rất nhiều lý do giải thích cho việc có lông vũ ngoài để bay và đã được tìm thấy trong rất nhiều loài khủng long không biết bay. Những chiếc lông vũ có thể có tác dụng riêng rẽ để giữ ấm nhiệt độ cơ thể hoặc giúp trứng và con con được mát vẻ nhờ cung cấp bóng râm. Và, rất giống những con công đực hiện đại khoe đuôi của chúng, những chiếc lông vũ được dùng để trang hoàng trong những màn khoe sắc, với bốn chiếc đuôi giống dảu ruy băng của loài Epidexipteryx (khủng long khoe lông) là một trong những minh chứng được biết đến sớm nhất.
Hàm không răng
Có một sự gây hoang mang về phạm vi về kích thước và hình dạng mỏ của những loài chim hiện đại, chủ yếu để thích nghi với chiến dịch chăm con riêng biệt. Đặc tính thuộc loài chim này đã tiến hóa giúp loài khủng long ăn cỏ nhai thức ăn, gây ít căng thẳng lên hộp sọ hơn lên hộ hàm và răng. Trọng lượng mỏ nhẹ hơn và không có răng sau đó trở nên hữu dụng hơn trước khi các loài khỏng long này có thể bay được.
Bộ xương
Khủng long cũng bắt đầu trở nên nhỏ và nhẹ hơn, chuyển đổi về trọng lực, thu nhỏ đuôi lại và chi trước phát triển dài hơn theo mỗi thế hệ, dẫn đến tư thế hơi cúi mình như ta thấy ở các loài chim hiện nay. Cổ tay chúng cũng trở nên mềm dẻo hơn khi chúng di chuyển về phía trước giống như khi ta uốn cong cổ tay của một loài chim hiện đại.
Cất cánh lên bầu trời
Khi mà, những loài chim thủy tổ tất cả đều có những đặc tính cần thiết để phô diễn sức mạnh hoặc vỗ cánh, bay lên, rồi cuối cùng chúng đã bay lên như thế nào? Có rất nhiều giả thuyết nổi tiếng, trong đó được minh họa bằng những ví dụ của thời hiện đại ngày nay.
Hậu duệ của loài khủng long
Sự tiến hóa của loài chim từ tổ tiên khủng long chân thú của chúng mà hiện được cho là bắt đầu từ cuối Kỷ Jura, có chiều dài hỗn mang từ 200 đến 145 triệu năm trước.
Những thảm họa của 65 triệu năm trước đã tiêu diệt loài khủng long cũng đã gây ra một sự suy tàn lớn ở những loài chim nguyên thủy. Chỉ có một vài trong số những nhóm chim thủy tổ này sống sót qua sự hủy diệt hàng loạt đó. Chúng ta không biết chắc được điều gì đã cứu sống được chúng ngoại trừ một số ít nhóm còn lại nổi bật lên trong số những loài chim mà ta thấy quanh ta ngày nay.
Có khoảng 10.000 giống loài chim, biến chúng trở thành một trong những nhóm động vật thành công và có khả năng thích ứng nhất trên hành tinh này. Từ những con đà điểu không bay được cho đến những con chim ruồi nhỏ tí xíu, tất cả đều có cùng dòng họ với loài khủng long chân thú trong quá khứ.
___________________
Tác giả:
Ben Garrod.
PTV, Nhà sinh vật học.
Nguồn bài: BBC.com.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét