Trong lúc thủy triều xuống trên Đảo Skye, Scotland, một sinh viên tốt nghiệp đang săn tìm xương hóa thạch khủng long nhìn xuống những tảng đá ở bờ biển và đã có một phát hiện để đời: hóa thạch loài khủng long bay lớn nhất từng được ghi nhận từ kỷ Jura.
Kể từ khi phát hiện ra mẫu vật này vào năm 2017 – một cuộc khai quật có nhiều kết quả quan trọng đòi hỏi phải cắt rời các phần di cốt loài khủng long bay này bằng cưa đầu kim cương và gần như bị mất hóa thạch khi thủy triệu dâng lên – các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mẫu xương của nó và xác định nó là một loài chưa từng được biết đến trước đó. Họ đặt cho loài thú này cái tên theo tiếng Scotland, Dearc sgiathanach (jark ski-an-ach), có nghĩa kép là “bò sát có cánh” và “bò sát trên trời,” vì từ Skye trong tiếng Scotland có nghĩa là “đảo có cánh.”
Dearc sgiathanach theo báo cáo có sải cánh dài hơn 2.5 m, một kích thước cực đại đối với một con khủng long bay có niên đại từ kỷ Jura (201,3 triệu đến 145 triệu năm trước), đội nghiên cứu cho hay.
Một phân tích về sự phát triển xương của loài khủng long bay này cho thấy con khủng long này chưa hoàn toàn trưởng thành. Vì thế, dù con vật “sắp dậy thì” này có kích thước xấp xỉ loài chim biết bay lớn nhất ngày nay, giống loài hải âu, nhưng chắc chắn rằng con trưởng thành sẽ có sải cánh còn lớn hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho hay. Những hình ảnh xquang được quét trên máy tính cho thấy Dearc sgiathanach có thùy mắt lớn, nghĩa là chúng chắc chắn có thị lực cực kỳ sắc bén.
Khi Dearc sgiathanach còn sống, vùng giờ là của Scotland này ẩm ướt và có những dòng hải lưu ấm, nơi loài khủng long bay này ăn cá và mực bằng những chiếc nanh sắc nhọn và hàm răng cứng chắc.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét