Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài tại Trung Quốc

Loài Rồng Kỳ Giang từng sống cách đây 160 triệu năm ở cuối Kỷ Jura. Phải chăng nó là nguồn cảm hứng của những huyền thoại về loài rồng cổ xưa?

Khủng long chân thằn lằn, một giống khủng long gồm loài Diplodocus, có những chiếc cổ đặc trưng kích thước lớn bằng một phần 3 cơ thể của chúng. Một loài khủng long mới được mô tả trên Tạp Chí Hóa Thạch Học Động Vật Có Xương sống có chiếc cổ dài tới 7.62m, chiếm một nửa chiều dài cơ thể nó.


Con khủng long này được đặt tên là Kỳ Giang Long, nghĩa là “Rồng Kỳ Giang.” Bộ xương hóa thạch của nó được phát hiện gần thành phố Kỳ Giang bởi các công nhân xây dựng vào năm 2016. Nó là một thành viên của họ khủng long chân thằn lằn được đặt tên là mamenchisaurid. Kỳ diệu thay, khi bộ xương được khai quật, chiếc đầu của nó vẫn còn gắn chặt vào phần xương sống, điều hết sức ít thấy trong thế giới hóa thạch học.

 “Thật hiếm khi tìm thấy một cái đầu và cổ còn gắn liền với nhau vì phần đầu rất nhỏ và dễ dàng bị gãy rời ra sau khi con vật chết,” Tetsuto Miyashita, nhà cổ sinh vật học của Trường Đại học Alberta đồng phát hiện ra loài mới này với thạc sĩ Lida Hưng, giáo sư Phillip Currie, giải thích.

Điều đáng chú ý nữa là xương sống của loài khủng long này rỗng, giống hệt bộ xương của các loài chim. Điều này làm cho những chiếc cổ của chúng trở nên khá nhẹ so với kích thước khổng lồ của chúng (và không còn nghi ngờ gì nữa, giúp chúng không bị ngã chổng cây chuối khi bị các kẻ thù truy đuổi). Người ta còn thấy phần xương sống được gắn khớp chặt chẽ vào nhau theo kiểu cho phép chúng có thể ngẩng và cúi đầu xuống như một chiếc cần trục nhưng không di chuyển dễ dàng sang hai bên lắm.

Rồng Kỳ Giang được cho là đã sống cách đây 160 triệu năm ở Cuối Kỷ Jura khi loài Stegosaurus (Khủng long phiến sừng) cũng bước đi trên Trái Đất. Chiếc cổ dài bất thường của nó cho thấy độ rộng của những tiến hóa thích nghi với môi trường, Miyashita nói.

 “Rồng Kỳ Giang là một động vật đẹp. Nếu bạn hình dung được một loài vật to lớn mà cái cổ đã chiếm một nửa thì bạn sẽ thấy sự tiến hóa có thể tạo ra những điều phi thường,” Miyashita nói.
Các nhà cổ sinh vật học cũng thắc mắc liệu các cư dân cổ đại của Trung Hoa – nơi duy  nhất loài mamenchisaurid được tìm thấy – có phải đã tình cờ gặp hóa thạch của Rồng Kỳ Giang loài có thể đã góp phần tạo nên những huyền thoại về loài những loài rồng ở vùng này.

 “Trung Quốc là quê hương của những giai thoại cổ về những con rồng,” Miyashita nói. “Tôi lấy làm thắc mắc là có phải người Trung Hoa cổ đại đã từng tình cờ bắt gặp một bộ xương của loài khủng long cổ dài giống Rồng Kỳ Giang và vẽ lên sinh vật huyền thoại đó không.”

________________

Tác giả:

Michael Franco
Cộng tác viên CNET
CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét