Một phân tích mới đây không chống lại giả thuyết cho rằng một viên thiên thạch đã hủy diệt loài thằn lằn sấm nhưng tìm ra một vài cây hạt kín khó chịu đã làm cho chúng bị kiệt sức.
Có bằng chứng khoa học rõ ràng khiến người ta đưa ra giả thuyết rằng một thiên thạch thời cổ đại đã va chạm xuống ngoài khơi Mexico khiến loài khủng long bị hủy diệt nhưng nghiên cứu mới đây lại chỉ ra rằng loài thằn lằn khổng lồ này đã bị tiêu diệt bởi một vài loài cây xinh đẹp từng đầu độc chúng.
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Ideas in Ecology and Evolution (Những ý tưởng về Sinh thái và Tiến hóa) chỉ ra sự xuất hiện của những loài cây nở hoa cổ sinh, trong đó có cả những loài có độc, xuất hiện trong những hồ sơ ghi chép mẫu hóa thạch một thời gian dài trước khi có sự va chạm gây tai họa của thiên thạch và ngay trước khi loài khủng long bị hủy diệt.
Gordon Gallup, giáo sư tâm lý học, đồng tác giả nghiên cứu của Trường Đại học Albany cho hay các loài khủng long có lẽ đã quá chậm phát triển khả năng phản ứng lại với những loại thức ăn gây độc. Thay vào đó, chúng vẫn cứ nhai những loài cây có độc này dù gây nguy hại cho dạ dày.
“Cho dù thiên thạch hẳn là cũng đóng một nhân tố nhưng sự thiếu hụt về tâm lý đã khiến cho các loài khủng long không thể học được cách kìm chế ăn những loài cây nhất định đã gây chiều hướng xấu lên loài này,” Gallup tuyên bố.
Gallup cùng học sinh cũ của mình, Michael J. Frederick cũng nghiên cứu xem liệu các loài chim hoặc các loài cá sấu cả hai có phải được xem là những hậu duệ của loài khủng long hay không, có thể phát triển khả năng phản ứng lại với những loại thức ăn gây độc không. Họ phát hiện ra các loài chim biết cách tránh những thứ khiến chúng khó chịu bằng cách nhận dạng bằng mắt trong khi đó các loài cá sấu, giống như những tổ tiên to lớn của chúng, vẫn cứ tiếp tục xơi.
________________
Tác giả:
Eric Mack
Cộng tác viên CNET.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét